Hướng dẫn cách thay bánh xe ghế xoay văn phòng
Ghế xoay văn phòng là dòng sản phẩm ghế ngồi được sử dụng phổ biến tại các khu vực làm việc của công ty hay doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo thời gian các sản phẩm này thường có dấu hiệu hư hỏng như bánh xe bị bể hoặc khó khăn khi di chuyển. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua chia sẻ của các chuyên gia đến từ Nội thất PT nhé!
Tham khảo: Mua ghế xoay văn phòng ở TPHCM
Các dòng ghế xoay văn phòng được thiết kế hệ khung chân hình sao 5 cánh có gắn bánh xe để hỗ trợ người dùng có thể di chuyển 360 độ từ trái sang phải mà không phải rời khỏi chỗ ngồi. Đây là điểm khác biệt giữa ghế xoay so với các loại ghế văn phòng khác như ghế chân quỳ hay ghế 4 chân truyền thống,…So với các bộ phận khác của ghế xoay thì phần bánh chân luôn dễ bị hư hỏng nhất, nguyên nhân bao gồm:
Bánh xe của ghế xoay được làm từ nhựa PU với cấu tạo khá mỏng. Bên cạnh đó, chúng phải chịu một lực lớn tác động thường xuyên khi người dùng ngồi lên. Theo thời gian, bánh xe sẽ có dấu hiệu bị nứt vỡ.
Bên cạnh đó, nếu người dùng không cẩn thận để ghế va đập mạnh với các đồ vật khác hay góc tường cũng là nguyên nhân khiến bánh xe bị vỡ hoặc hư hỏng.
Tình trạng bánh xe bị kẹt thường xuất hiện khi sản phẩm mới đưa vào sử dụng, độ kết dính giữa các ốc vít, bi bánh xe và ben hơi còn chắc nên sẽ gây ra tình trạng kẹt bánh xe khó di chuyển. Ngoài ra, khi sử dụng một thời gian dài, dầu nhớt bị khô cũng có thể khiến bánh xe bị kẹt. Hơn nữa, bánh xe có thể bị kẹt do mắc các sợi tóc hay dây vào phần bánh nên di chuyển sẽ khó khăn.
Dụng cụ cần có: tua vít, bánh xe mới, búa đinh.
Để thay bánh xe, chúng ta thực hiện theo các bước sau:
l Bước 1: lật ngược ghế có bánh xe hỏng lên sau đó dùng tua vít vào khẻ giữa bánh xe và chân ghế. Tác động một lực đủ mạnh để tách bánh xe ra khỏi trục cốt.
l Bước 2: tháo trục cốt ra khỏi bánh xe bằng cách dùng tua vít tách bộ phận này ra. Việc cạy trục cốt khá khó và cần lực tác động đủ mạnh.
l Bước 3: lấy trục cốt bánh xe vừa tháo gắn vào lỗ phía trên chân ghế, dùng búa sắt đóng lên đầu trục cốt và ghim thẳng xuống phần chân ghế.
l Bước 4: lấy bánh xe mới cần thay gắn vào trục cốt và dùng búa đập vừa tay để bánh xe khớp với trục.
Với trường hợp bánh xe bị kẹt, bạn chỉ cần lật ngược ghế, kiểm tra xem có gì quấn vào bánh xe hay không. Sau đó, chỉ cần tra dầu vào 2 bên của bánh xe. Việc này sẽ khiến bánh xe di chuyển một cách mượt mà, trơn tru.
Trên đây là 2 trường hợp thường xảy ra với bánh xe ghế xoay nhất. Thị trường ghế xoay văn phòng có nhiều kiểu dáng đến từ các thương hiệu khác nhau nhưng cấu tạo khung chân cơ bản là giống nhau nên việc thay lắp hay bảo trì đều tương tự như những gì mà Nội thất PT đã đề cập.
Các loại ghế xoay có khả năng tăng giảm chiều cao của ghế phù hợp với chiều cao cũng như vóc dáng cơ thể người ngồi. Điều này giúp chúng ta ngồi làm việc đúng tư thế, giảm các tác động khiến chúng ta mệt mỏi hay khó chịu. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, ghế ngồi thường bị tụt và không thể chỉnh được về chiều cao ban đầu. Điều này xảy ra do một số nguyên nhân sau:
- Người dùng nâng hạ ghế không đúng quy cách.
- Ghế chịu một trọng lượng lớn trong thời gian dài.
- Ghế bị va chạm mạnh làm hỏng trục xoay.
Trong trường hợp này, bạn không nên tự mình sửa chữa mà hãy liên hệ với nhà cung cấp hoặc các đơn vị chuyên lắp đặt và sửa chữa nội thất.
Việc di chuyển ghế và phát ra âm thanh khiến cả người dùng lẫn những người xung quanh đều cảm thấy khó chịu, nhất là khi chúng ta cần tập trung vào công việc.
Nếu ghế mới mua, điều này do hệ thống bi lăn chưa nhạy và độ kết dính khá cao. Cách khắc phục là sử dụng ghế thường xuyên để chúng giãn độ kết dính. Sau một thời gian, tình trạng gây tiếng ồn khi di chuyển sẽ không còn nữa.
Với những ghế xoay đã sử dụng lâu, chúng ta cần kiểm tra lại ốc vít bởi chúng thường bị lỏng. Bạn chỉ cần sử dụng tua vít vặn lại các ốc vít , tra mỡ và sử dụng như bình thường.
Để đảm bảo tuổi thọ cho sản phẩm ghế nội thất văn phòng cũng như tránh những hư hỏng không đáng có, bạn nên sử dụng sản phẩm đúng mục đích và hạn chế các trường hợp va đập mạnh. Khi ghế có dấu hiệu hư hỏng, nếu không phải là người có chuyên môn bạn hãy liên hệ với đơn vị cung cấp để họ thực hiện bảo trì, bảo dưỡng một cách hợp lý.
Với những chia sẻ trên đây, Nội thất PT hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ về những vấn đề thường gặp khi sử dụng ghế xoay văn phòng cũng như cách khắc phục.
1. Những lỗi thường gặp với bánh xe ghế xoay
Các dòng ghế xoay văn phòng được thiết kế hệ khung chân hình sao 5 cánh có gắn bánh xe để hỗ trợ người dùng có thể di chuyển 360 độ từ trái sang phải mà không phải rời khỏi chỗ ngồi. Đây là điểm khác biệt giữa ghế xoay so với các loại ghế văn phòng khác như ghế chân quỳ hay ghế 4 chân truyền thống,…So với các bộ phận khác của ghế xoay thì phần bánh chân luôn dễ bị hư hỏng nhất, nguyên nhân bao gồm:
l Bánh xe bị vỡ
Bánh xe của ghế xoay được làm từ nhựa PU với cấu tạo khá mỏng. Bên cạnh đó, chúng phải chịu một lực lớn tác động thường xuyên khi người dùng ngồi lên. Theo thời gian, bánh xe sẽ có dấu hiệu bị nứt vỡ.
Bên cạnh đó, nếu người dùng không cẩn thận để ghế va đập mạnh với các đồ vật khác hay góc tường cũng là nguyên nhân khiến bánh xe bị vỡ hoặc hư hỏng.
l Bánh xe bị kẹt
Tình trạng bánh xe bị kẹt thường xuất hiện khi sản phẩm mới đưa vào sử dụng, độ kết dính giữa các ốc vít, bi bánh xe và ben hơi còn chắc nên sẽ gây ra tình trạng kẹt bánh xe khó di chuyển. Ngoài ra, khi sử dụng một thời gian dài, dầu nhớt bị khô cũng có thể khiến bánh xe bị kẹt. Hơn nữa, bánh xe có thể bị kẹt do mắc các sợi tóc hay dây vào phần bánh nên di chuyển sẽ khó khăn.
2. Hướng dẫn cách khắc phục
2.1 Thay bánh xe mới
Dụng cụ cần có: tua vít, bánh xe mới, búa đinh.
Để thay bánh xe, chúng ta thực hiện theo các bước sau:
l Bước 1: lật ngược ghế có bánh xe hỏng lên sau đó dùng tua vít vào khẻ giữa bánh xe và chân ghế. Tác động một lực đủ mạnh để tách bánh xe ra khỏi trục cốt.
l Bước 2: tháo trục cốt ra khỏi bánh xe bằng cách dùng tua vít tách bộ phận này ra. Việc cạy trục cốt khá khó và cần lực tác động đủ mạnh.
l Bước 3: lấy trục cốt bánh xe vừa tháo gắn vào lỗ phía trên chân ghế, dùng búa sắt đóng lên đầu trục cốt và ghim thẳng xuống phần chân ghế.
l Bước 4: lấy bánh xe mới cần thay gắn vào trục cốt và dùng búa đập vừa tay để bánh xe khớp với trục.
2.2 Khắc phục tình trạng bánh xe bị kẹt
Với trường hợp bánh xe bị kẹt, bạn chỉ cần lật ngược ghế, kiểm tra xem có gì quấn vào bánh xe hay không. Sau đó, chỉ cần tra dầu vào 2 bên của bánh xe. Việc này sẽ khiến bánh xe di chuyển một cách mượt mà, trơn tru.
Trên đây là 2 trường hợp thường xảy ra với bánh xe ghế xoay nhất. Thị trường ghế xoay văn phòng có nhiều kiểu dáng đến từ các thương hiệu khác nhau nhưng cấu tạo khung chân cơ bản là giống nhau nên việc thay lắp hay bảo trì đều tương tự như những gì mà Nội thất PT đã đề cập.
3. Hiện tượng ghế xoay bị tụt
Các loại ghế xoay có khả năng tăng giảm chiều cao của ghế phù hợp với chiều cao cũng như vóc dáng cơ thể người ngồi. Điều này giúp chúng ta ngồi làm việc đúng tư thế, giảm các tác động khiến chúng ta mệt mỏi hay khó chịu. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, ghế ngồi thường bị tụt và không thể chỉnh được về chiều cao ban đầu. Điều này xảy ra do một số nguyên nhân sau:
- Người dùng nâng hạ ghế không đúng quy cách.
- Ghế chịu một trọng lượng lớn trong thời gian dài.
- Ghế bị va chạm mạnh làm hỏng trục xoay.
Trong trường hợp này, bạn không nên tự mình sửa chữa mà hãy liên hệ với nhà cung cấp hoặc các đơn vị chuyên lắp đặt và sửa chữa nội thất.
4. Ghế phát ra âm thanh khi di chuyển
Việc di chuyển ghế và phát ra âm thanh khiến cả người dùng lẫn những người xung quanh đều cảm thấy khó chịu, nhất là khi chúng ta cần tập trung vào công việc.
Nếu ghế mới mua, điều này do hệ thống bi lăn chưa nhạy và độ kết dính khá cao. Cách khắc phục là sử dụng ghế thường xuyên để chúng giãn độ kết dính. Sau một thời gian, tình trạng gây tiếng ồn khi di chuyển sẽ không còn nữa.
Với những ghế xoay đã sử dụng lâu, chúng ta cần kiểm tra lại ốc vít bởi chúng thường bị lỏng. Bạn chỉ cần sử dụng tua vít vặn lại các ốc vít , tra mỡ và sử dụng như bình thường.
Tổng kết
Để đảm bảo tuổi thọ cho sản phẩm ghế nội thất văn phòng cũng như tránh những hư hỏng không đáng có, bạn nên sử dụng sản phẩm đúng mục đích và hạn chế các trường hợp va đập mạnh. Khi ghế có dấu hiệu hư hỏng, nếu không phải là người có chuyên môn bạn hãy liên hệ với đơn vị cung cấp để họ thực hiện bảo trì, bảo dưỡng một cách hợp lý.
Với những chia sẻ trên đây, Nội thất PT hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ về những vấn đề thường gặp khi sử dụng ghế xoay văn phòng cũng như cách khắc phục.